Thủ tướng thúc giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội, nhà ở công nhân.

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại công điện ngày 10/12 về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được giao cùng các bộ, ngành đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội, nhà ở công nhân. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cũng cần nhanh chóng lập danh mục dự án đủ điều kiện vay gói này. Các địa phương phải bố trí vốn ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua nhà xã hội, cũng như xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Thực tế, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân rất thấp, gần 1% (tương đương 1.344 tỷ đồng) sau 1,5 tháng triển khai. Trong số này khoảng 1.295 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, còn lại người mua nhà. Nhiều doanh nghiệp và người mua phản ánh lãi suất cao, trong khi thời gian hưởng ưu đãi suất ngắn (3-5 năm).

Trước đó, theo Nghị quyết của Quốc hội về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa đủ hấp dẫn với chủ đầu tư và người mua nhà. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp. Quy trình, thủ tục cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội còn phức tạp, trùng lặp. Điều này khiến nhiều mục tiêu về phát triển nhà xã hội trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 khó đạt.

Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.

Tại công điện, Thủ tướng cũng yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển và người dân được tiếp cận nhà xã hội. Việc lựa chọn nhà đầu tư cũng cần rút gọn thủ tục, đảm bảo nhanh chóng, công khai.

Bộ Xây dựng được giao rà soát, chỉ đạo địa phương bố trí quỹ đất để phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân và tăng thanh tra, xử lý vi phạm liên quan. Các địa phương phải hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm nay theo đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà xã hội.

Để tháo gỡ khó khăn về vốn, đầu tháng 12, Chính phủ đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm. Tiêu chí, điều kiện vay của gói áp dụng theo Nghị định 100/2024. Theo đó, người dân được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp xây mới, sửa chữa nhà ở, mức vay tối đa là 70% và không quá 1 tỷ đồng. Mức lãi suất được Thủ tướng quy định, chẳng hạn hiện mức này là 6,6% một năm. Thời hạn vay tối đa 25 năm.

Tại tọa đàm "Nhận diện thị trường bất động sản cuối năm 2024 và đầu năm 2025" do báo Người Lao động tổ chức vào sáng ngày 10/10 vừa qua, bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Oanh đã nhận định rằng nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay rất lớn, đặc biệt tại các địa phương có nền công nghiệp phát triển mạnh như Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhãn

Tham gia đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Vingroup, Novaland, Kim Oanh Group đang thực hiện như thế nào?

"Trước tình hình này, Tập đoàn Kim Oanh đã tiến hành nghiên cứu các mô hình phát triển nhà ở xã hội từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Singapore - nơi khoảng 90% dân số sống trong các dự án nhà ở xã hội được đánh giá cao trên toàn thế giới nhờ chất lượng xây dựng, hiện đại, tiện nghi, không gian xanh cùng nhiều ưu điểm khác", bà Oanh chia sẻ.

Bà cũng nhấn mạnh: "Theo quan điểm của tôi, nếu những khó khăn và vướng mắc hiện nay sớm được tháo gỡ, sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng".