Bất động sản Bến Cát đang đứng trước cơ hội bứt phá khi sở hữu vị trí đắc địa, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, công nghiệp phát triển mạnh mẽ cùng kế hoạch lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trong năm 2023.
Tỉnh Bình Dương với vị trí chiến lược, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam và tiếp giáp nhiều tỉnh thành năng động như TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, chỉ trong những tháng đầu năm 2022, Bình Dương đã đã thu hút lên đến 1,9 tỷ USD dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ và tính đến nay, toàn tỉnh có 4.000 dự án FDI với tổng số vốn hơn 39 tỷ USD.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, dân số tỉnh cũng ngày càng gia tăng, hiện có khoảng 2,6 triệu người với hơn 50.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và gần 1,2 triệu lao động trình độ cao trong nước kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn. Chưa kể, theo dự báo của các chuyên gia mỗi năm nguồn lực này còn tăng khoảng 20-25%. Vượt trội hơn, hiện Bến Cát đang tăng tốc lên thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2023, đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 sẽ trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại – dịch vụ phía bắc TP.HCM. Thông tin này là “mồi lửa” đốt nóng thị trường BĐS Bến Cát.
Mới đây, thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã thông qua chủ trương xây dựng đề án thành lập TP Tân Uyên và TP Bến Cát theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Cùng với 3 thành phố hiện hữu, Bình Dương trở thành địa phương sở hữu lượng thành phố nhiều nhất cả nước. Trong đó, vùng Bến Cát là cái tên được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông sau khi có thông tin chuẩn bị lên Thành phố. Hiệp hội bất động sản cho hay, Bến Cát có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quy hoạch phát triển thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương cũng “gọi tên” khu vực Tân Phước Khánh của Tân Uyên như là trọng điểm của chiến lược đầy hứa hẹn này.
Trong khi đó, Bến Cát cũng giao thoa với thành phố Thủ Dầu Một, kế cạnh thị xã Tân Uyên và tiếp giáp với TP HCM ở phía Tây và Tây Nam. Cơ sở hạ tầng của Bến Cát cũng được đầu tư khá đồng bộ, trở thành động lực quan trọng cho các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ từng bước bùng nổ. Hiện Bến Cát có những “lực đẩy” rất tốt để kỳ vọng bứt phát cho lộ trình lên Thành phố của khu vực này. Chẳng hạn, Bến Cát hiện có các dự án hạ tầng quy mô như nâng cấp đường ĐT747B, đường ĐT746 hay các trục đường xuyên tâm Mỹ Phước – Tân Vạn với vốn đầu tư 4.300 tỉ đồng sắp thông xe.
Đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 vốn là các tuyến đường làm nhiệm vụ kết nối với các trục đường trọng yếu cũng được quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28m. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức hai con số trong nhiều năm gần đây, thu hút vốn FDI tính đến 2022 đã đạt gần 4 tỷ USD. Trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tỷ trọng công nghiệp đã chiếm đến hơn 70%, còn thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%/năm. Dân số Bến Cát hiện có khoảng 300.000 người. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tại Bến Cát gấp 1,56 lần so với cả nước.
Ngoài ra, theo chuyên gia các chuyên gia bất động sản Việt Nam, các khu công nghiệp trên địa bàn Bến Cát hiện hoạt động rất sôi động, thu hút đông đảo kỹ sư và người lao động đến làm việc, sinh sống, tạo tiền đề cho nhiều dự án bất động sản nhà ở quy mô phát triển. Theo đó, việc Bến Cát xa Tp.HCM hơn so với Dĩ An hay Thuận An không quá quan trọng khi mà hạ tầng tốt sẽ khỏa lấp được điều này, giúp cho việc kết nối thuận tiện. Phát triển sau một chút cũng có những lợi thế riêng và quan trọng như ứng dụng các giải pháp quản lý đô thị hiện đại ngay từ đầu, góp phần khiến cho đô thị “thông minh” hơn, cũng chính là để phục vụ cư dân một cách hiệu quả hơn.
Như vậy có thể thấy, với việc xác định lên thành phố, Bến Cát đã sẵn sàng mọi nguồn lực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế, vốn FDI đến dân số, hạ tầng. Trong đó, khu vực này đã triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, từng bước hình thành, phát triển không gian đô thị bảo đảm kết nối các phường trên địa bàn. Theo chuyên gia bất động sản những yếu tố kể trên kết hợp với thông tin về việc quy hoạch Bến Cát trở thành các thành phố mới lại càng khiến cho giá nhà đất tại các khu vực này nói riêng, Bình Dương nói chung tiếp đà tăng. Không thể phủ nhận, hiện Bến Cát đã và đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, nơi thu hút một lượng lớn kĩ sư, các chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc và sinh sống, tạo lợi thế để BĐS khu vực này gia tăng giá trị.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với chủ trương thành lập thành phố Bến Cát dự báo sẽ tạo nên làn sóng tìm kiếm BĐS tại khu vực này, mặt bằng giá bán sẽ có lợi thế để tăng mạnh trong tương lai. Theo nhận xét của các nhà chuyên môi giới BĐS Bình Dương, đất nền và nhà phố xây sẵn là những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất nhờ bắt đúng nhịp phát triển thương mại của khu vực. Tuy nhiên, hiện Bến Cát có rất ít những dự án đất nền, nhà phố và quy mô cũng không lớn. Đồng thời, phần lớn các dự án được triển khai cách đây vài năm và đang được giao dịch thứ cấp với mức giá tăng gấp vài lần, những dự án mới gần như “vắng bóng” trên thị trường.
Từ bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp lần lượt tìm về Bến Cát phát triển các dự án nhà ở, kinh doanh thương mại. Trong đó, Kim Oanh Group – nhà phát triển BĐS lớn khu vực phía nam dự định góp mặt vào thị trường tiềm năng này với dự án khu đô thị thương mại – dịch vụ Richland Residence quy mô lên đến hơn 15ha. Thị trường bất động sản Bình Dương nói chung, Bến Cát nói riêng thời gian gần đây đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đến từ thông tin về quy hoạch lên thành phố của khu vực này. Việc tán thành chủ trương thành lập thành phố Bến Cát là cơ hội mới cho thị trường bất động sản Bình Dương.