Các trục đường chính ở tỉnh Đồng Nai DT 769, 773 và 770B có nguồn kinh phí đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng đã được phê duyệt và khởi công vào quý I / 2023. Các tuyến đường giao thông về TP.HCM cũng sẽ được ưu tiên của địa phương.
Dự kiến, vào năm 2025 thì Sân bay Long Thành sẽ hoàn thành xong giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động khai thác. Siêu dự án này là sự kỳ vọng của cả nước tạo ra lực hút và tác động phát triển mạnh mẽ về kinh tế của quốc gia góp phần lớn trong công cuộc thay màu áo mới cho tỉnh Đồng Nai.
Riêng ở khu vực tỉnh Đồng Nai, để có thể vận dụng khai thác tối đa về hiệu quả của Sân bay Long Thành, các cấp lãnh đạo tỉnh đã đưa ra quy hoạch về các nút thắt giao thông của những tuyến đường chính với sự đầu tư kỹ càng

Để nắm bắt tình hình về việc đủ diện tích đất, sở GTVT đang kết hợp làm việc với các đơn vị kỹ càng nhanh chóng trong công tác thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng lập nghiên cứu báo cáo và các đơn vị thi công đấu thầu cho 3 dự án giao thông vào đầu năm 2023.
Riêng về 3 dự án ở trên, các tuyến đường liên tỉnh 770B là một trong dự án đang được xây dựng mới nhất hiện tại với tổng chiều 42 km. Con đường này có điểm đầu là tuyến 763 ở xã Suối Nho và điểm cuối thì giao ra QL 51 ở xã Phước Thái.
-
Nguồn vốn để thực hiện xây dựng
Hiện nay về nguồn vốn kinh phí để triển khai về 3 dự án trên đều sử dụng của ngân sách nhà nước ( từ nguồn chi phí đấu giá nhà đất ). Về vấn đề quỹ đất ở các địa phương cũng đã hoàn thiện chi tiết quy hoạch chuẩn trong việc triển khai 3 dự án trên hơn 1,8 ha đất.
Trong đó, dự án Đầu tư xây dựng đường tỉnh 770B là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất, hơn 8.000 tỷ đồng. Dự án Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 có tổng mức đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng và dự án Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 773 có tổng mức đầu tư khoảng 4.300 ngàn tỷ đồng.
Theo quy hoạch, 3 tuyến đường tỉnh 769, 773 và 770B sẽ được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng với quy mô từ 4-8 làn xe ô tô, 2-4 làn xe hỗn hợp, lộ giới từ 40-120m. Tổng vốn để thực hiện các dự án này là khoảng 19.600 tỷ đồng.
-
Sân bay Long Thành cùng với các tuyến giao thông kết nối
Ở tương lai, con người muốn di chuyển vào Sân bay Long Thành sẽ đi theo 2 tuyến đường sắt và 3 tuyến đường bộ.
Được biết tuyến số 1 kéo dài 3,9 km ở đầu hướng Tây di chuyển vào trục chính của sân bay và QL 51 mở rộng ra đến 10 làn xe di chuyển chính và 6 làn song hành đô thị, với bề ngang từ 80 – 120 m thì giai đoạn đầu tiên của tuyến đường này có đến 6 làn xe.

Vào tuyến thứ 2 có chiều dài đến 3,55 km kết nối di chuyển thẳng vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, có quy mô tận 4 làn xe cùng song hành với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Tiếp theo là tuyến thứ 3 với chiều dài 8,6 km kết nối từ phía cảng của đầu hướng Đông cùng với tuyến đường Dầu Giây – Phan Thiết sẽ có quy mô đến 8 làn xe và 6 làn song hành đô thị với bề ngang từ 80 – 115 m.
Về hạn mức giao thông của đoạn đường sắt di chuyển kết nối vào Sân bay Long Thành đã được tính toán từ trước sẽ mở ra đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành được xây dựng chạy vào các trục chính vào trung tâm của sân bay Quốc tế.
Được các cấp UBND tỉnh cho hay, đơn vị tư vấn JFV ( kết hợp với các công ty tư vấn Việt Nam, Pháp và Nhật Bản ) đã lập các báo cáo về siêu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có đưa ra đề xuất kết nối các tuyến mạng giao thông trong nội bộ Sân bay 3 tuyến đường chính của dự án.