Sức ép lạm phát, quỹ đất cạn kiệt, đô thị hóa cao…là một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhà đất Thuận An được nhà đầu tư quan tâm. Theo ghi nhận lạm phát bình quân trong 3 tháng đầu năm tăng 1.68% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng tăng kéo theo giá hàng hóa tăng, thép cũng tăng gấp 3 lần so với ban đầu. Chưa kể, gói kích cầu 350.000 tỷ dự kiến được tung ra trong năm nay cùng chỉ số tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 7,8%, đó cũng phần nào tác động đến thị trường bất động sản. Theo chuyển gia, thị trường xuất hiện làn sóng đầu tư lâu năm với lợi thế vốn lớn giữ tài sản có giá trị cao trong khi người ít tiền “chạy” về vùng ven mua nhà đất căn hộ chống trượt giá. Đầu tư kinh doanh sản xuất sẽ bị lép vế so với đầu cơ bất động sản.Lạm phát sẽ càng đẩy giá nhà đất tăng thêm. Cùng với nhịp tăng trưởng chung của thị trưởng do áp lực lạm phát, một điểm khiến giá đất nền và căn hộ tại Thuận An tăng là do quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh giảm, giá bán leo cao.
Hai năm qua, Thuận An phát triển mạnh dòng căn hộ với giá bán trung bình 40,8 triệu/m2 và đạt 49,1 triệu/m2. Tương tự thành phố Hồ Chí Minh, việc không có dự án mới đã khiến giá bất động sản phân khúc tại Thuận An tăng cao. Theo dữ liệu từ nhiều nguồn tin bất động sản, giá đất nền ở Bình Dương giai đoạn 2018-2019 đã tăng mạnh trong khi căn hộ ghi nhận tỷ lệ tăng 68% ở một số nơi. Sức hấp dẫn của nhà liền thổ của Bình Dương cũng đã vượt thành phố Hồ Chí Minh khi năm qua, lượng giao dịch phân khúc này nhỉnh hơn 2%.
Về trung và dài hạn sức cầu vẫn rất dồi dào, do đó kể cả khi lạm phát qua đi, căn hộ tại Thuận An dự báo vẫn giữ nhịp tăng trưởng. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa của Bình Dương cao và tăng 84% so với năm 2020, gia tăng dân số cao gấp đôi thành phố thành phố Hồ Chí Minh, dân nhập cư chiếm trên 50%. Bình Dương nằm trong top đầu cả nước về FDI đăng ký đạt 1,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 310% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn vốn này tập trung ở khu vực Thuận An và xung quanh Thuận An, khiến lượng cư dân đổ về an cư ngày càng gia tăng. Từ đó tạo ra áp lực nhà ở rất lớn. Một cú hích lớn trong trung hạn cho khu vực là việc đẩy nhanh tiến trình lên đô thị loại 1 trước năm 2025. Hiện tại, Thuận An đã đủ tiêu chí lên đô thị loại 2, là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị lớn của Bình Dương. Với sức bật lên đô thị loại 1, Thuận An hướng đến trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính sầm uất của Bình Dương. Từ đó, giá trị bất động sản của khu vực thương mại dịch vụ nơi tập trung cao ốc văn phòng, mặt bằng kinh doanh sẽ cao.
Bệ phóng lên đô thị loại 1 cũng giúp nơi đây thu hút đầu tư công với nhiều công trình huyết mạch như mở rộng Quốc lộ 13 lên 8 làn xe mở toang cánh cửa kết nối với thành phố Hồ Chí Mình cùng nhiều công trình trọng điểm kết nối liên tỉnh. Bên cạnh đó, chất lượng sống tại Thuận An đang nâng cao khi tập trung hàng loạt bệnh viện, trường học quốc tế, trung tâm thương mại, siêu thị Aeon Mall,..tạo nên diện mạo sầm uất.
Điều này cũng thu hút người có thu nhập cao, đội ngũ chuyên gia sinh sống thay vì phải di chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để tận hưởng các tiện ích như trước. Theo ông Võ Hồng Thắng, trưởng phòng bộ phận R&D DKRA Việt Nam, so với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác, thị trường căn hộ tại Bình Dương rất hấp dẫn nhà đầu tư. Đây cũng là địa phương có tỉ suất cho thuê căn hộ lớn nhất cả nước. Tại Thuận An các dự án căn hộ đang được săn.